Các bệnh thường gặp trên lốp xe ô tô: Nguyên nhân và cách khắc phục

Lốp xe là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với mặt đường, vì vậy chúng thường “đổ bệnh” và gây mất an toàn.

Một điều cơ bản là chúng ta chỉ phát hiện ra dấu hiệu cảnh báo khi kiểm tra áp suất lốp thường xuyên. Theo các chuyên gia chăm sóc bảo dưỡng, lốp xe nên được kiểm tra mỗi lần 1 tháng. Trung bình lốp xe mất khoảng 1psi mỗi tháng nếu xe hoạt động ở điều kiện bình thường.

Bắt các bệnh thường gặp trên lốp xe ô tô: Nguyên nhân và cách khắc phục

1. Mòn hai bên

Các bệnh thường gặp trên lốp xe ô tô: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nếu lốp bị mòn ở hai bên nhưng phần chính giữa vẫn bình thường, đây là dấu hiệu của lốp bị non hơi. Lốp quá mềm sẽ phải gập cong nhiều hơn khi di chuyển, hơn nữa hơi nóng có thể tích tụ bên trong dẫn đến nổ lốp. Mặt khác, lốp
quá mềm khiến xe chịu xung lực mạnh hơn, lâu ngày có thể làm hỏng hệ thống treo.

2. Nứt và chửa lốp

Hiện tượng này thường là do xe đi vào ổ gá, đá dăm hay đi vào đường quá xấu. Ngoài ra, khi bơm lốp xe ô tô quá căng cũng dễ đẫn dến hiện tượng này.

Các bệnh thường gặp trên lốp xe ô tô: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các vết nứt trên thành lốp, chạy dọc theo vân lốp xe cũng thường xuất hiện khi xe đâm phải vật sắc nhọn, đường xấu hay lốp quá non hơi. Nhiều rãnh nứt nhỏ xuất hiện cũng có thể là do tuổi của lốp hoặc sử dụng lốp kém chất lượng. Với các vấn đề này, bạn chỉ còn cách thay thế lốp mới.

3. Mòn chính giữa

Các bệnh thường gặp trên lốp xe ô tô: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đây là dấu hiệu cho thấy lốp xe đang quá căng nên chỉ có phần chính giữa tiếp xúc với mặt đường. Khi lốp xe quá căng cũng ảnh hưởng đến độ bám đường của lốp xe. Để biết được liệu lốp có áp suất chuẩn hay không, bạn phải tìm thông tin trên giấy dán ở cửa xe hoặc trên sách hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, tài xế nên kiểm tra áp suất lốp theo lịch định kỳ, trước khi di chuyển trên quãng đường dài.

4. Biến dạng hình chén

Bạn có thể thấy hiện tượng này bằng mắt thường hoặc khi sờ trực tiếp vào lốp. Đó là những vết lỗi lõm trông giống hình vỏ xò xuất hiện trên bề mặt của lốp.
Các bệnh thường gặp trên lốp xe ô tô: Nguyên nhân và cách khắc phục
Hiện tượng này báo hiệu rằng hệ thống treo đã bị hỏng hoặc ăn mòn, khiến lốp xe phải nâng lên hạ xuống ở một số điểm mạnh hơn những chỗ khác, theo thời gian tạo nên vết lồi lõm trên lốp. Nguyên nhân thường do giảm xóc kém, hoặc bất cứ bộ phận nào nối với bánh xe gặp vấn đề.
Tuy nhiên, hiện tượng này cũng rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng lốp bị biến dạng hình lông chim, hình gót giầy. Vành xe không cân cũng có thể gây ra các vết biến dạng hình chén trên bề mặt nhưng để lại nhiều vết lồi lõm hơn hệ thống giảm xóc.

5. Lõm chéo.

Hiện tượng này thường gặp ở lốp sau ở xe có hệ dẫn động cầu trước do độ chụm của bánh xe chưa chuẩn. Nếu xe không được thường xuyên đảo lốp cũng có thể gây nên hiện tượng lõm chéo trên bề mặt của lốp. Nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này là xe thường xuyên chở nặng ở cốp sau.

Các bệnh thường gặp trên lốp xe ô tô: Nguyên nhân và cách khắc phục

6. Mòn lệch một bên

Dấu hiệu này cho biết góc nghiêng của bánh lái có vấn đề, khiến lốp nghiêng ra ngoài hoặc vào trong. Với trường hợp này, bạn cần cân chỉnh lại bánh xe.

Các bệnh thường gặp trên lốp xe ô tô: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hệ thống treo, khớp nối và nhíp có vấn đề khiến lốp xe bị mòn vẹt sang một bên. Ngoài ra, có thể đến từ một số nguyên nhân khác như xe thường xuyên chở nặng, độ chụm bánh xe không chuẩn hoặc không thường xuyên đảo lốp.

Nguồn: oto.com.vn

Các tin khác:

Để lại một bình luận

Đăng ký tư vấn xe và nhận thông tin khuyến mãi mới nhất

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

This will close in 0 seconds