Shock nhiệt độ ô tô là một trong những mối nguy tiềm tàng nguy hiểm. Hãy cùng xem qua một vài thử nghiệm trên ô tô. Và tham khảo cách hạn chế mối nguy hiểm đó cho người thân và gia đình
Vào những ngày thời tiết nắng nóng cao độ, không gian bên trong những chiếc ô tô để ngoài trời nắng, đóng cửa và không được che chắn cẩn thận thực sự là một nỗi ám ảnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nhiệt độ thực sự bên trong xe là bao nhiêu và mức độ nguy hiểm ra sao?
Shock nhiệt ô tô
Là hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột khi di chuyển giữ 2 vùng chênh lệch nhiệt độ mà không có bất kỳ sự chuẩn bị cũng như vùng đệm nhiệt độ. Là sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài môi trường và nhiệt độ trong ô tô quá đột ngột.
Trong tất cả các thí nghiệm, nhiệt độ môi trường ngoài chỉ nằm trong khoảng 30 – 35 độ C, nhưng nhiệt độ trong cabin xe có lúc đã đạt tới gần 70 độ C. Với thực tế nhiệt ngoài trời có khi lên tới 45 độ C ở một số thành phố của Việt Nam. Nếu đậu xe ngoài trời, người lái xe có thể sẽ phải chịu mức nhiệt có thể đạt gần 80 độ khi mới bước vào xe.
Mối nguy tiềm tàng:
Với nhiệt độ trên, lái xe có thể toát mồ hôi ngay lập tức, cơ thể bị thoát nước và huyết áp hạ nhanh chóng. Tình trạng này dễ dẫn tới các bệnh như cảm nắng, shock nhiệt… Về lâu dài, người lái có thể mắc nhiều chứng bệnh về huyết áp, tuần hoàn máu não và tim mạch. Thậm chí, các chuyên gia khuyến cáo, nếu để trẻ em ở trong ô tô dưới trời nắng nóng có thể khiến trẻ tử vong vì nhiệt độ quá cao. Do vậy, việc giải nhiệt ô tô đã trở thành vấn đề cấp thiết với mọi lái xe.
Các thử nghiệm:
Theo thử nghiệm thì nhiệt độ trên các ứng dụng dự báo thời tiết là 38 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ thực tế ngoài trời khi đo là 44 độ C và nhiệt độ mặt đường lên đến 62 độ C.
Tiếp theo. Để chiếc Hyundai i30 ngoài trời khoảng 30 phút. Đóng kín cửa và không khí trong xe đã tăng lên nhanh chóng. Ngưỡng nhiệt môi trường ở vào khoảng 52 độ C và độ ẩm cũng chỉ còn 22%.
Đặc biệt, phần tapi cửa lên gần 62 độ C. Ghế lái đạt 60 độ C. Vô lăng gần 70 độ C và phần taplo lên trên 80 độ C. Các thông tin trên được đo bởi camera nhiệt Flir One Pro có giá 12 triệu đồng, độ chính xác ±3 độ C.
Số liệu có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kiểm nghiệm. Mẫu xe sử dụng và những yếu tố khách quan khác. Tuy nhiên, nó cũng giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về nhiệt độ “khủng khiếp” bên trong ô tô.
Ngoài ra, theo một khảo sát trên tạp chí Temperature. Tại Mỹ trung bình mỗi năm có 37 trẻ em tử vong do bị để quên trên xe. Như vậy. Mức nhiệt cao trên ô tô thức sự ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người ngồi bên trong.
Cách khắc phục:
Giảm nhiệt cho xe bằng cách mở cánh cửa
Có một mẹo nhỏ được nhiều người dùng xe sử dụng để thoát bớt hơi nóng từ trong khoang xe. Mẹo này được áp dụng dựa trên nguyên tắc thông gió. Cách làm như sau:
- Bước 1: Người lái hạ hết kính cửa sổ ở ghế phụ
- Bước 2: Chủ nhân xe quay về mở cánh cửa ở phía ghế lái sau đó từ từ đóng lại. Lặp lại một cách đều đặn thao tác mở/ đóng cánh cửa trên khoảng 5 lần sẽ giúp nhiệt độ trong xe giảm bớt khoảng 10 độ. Người điều khiển xe có thể tiếp tục lặp lại một chu kỳ 5 lần đóng mở như trên để giúp nhiệt trong xe cân bằng với nhiệt bên ngoài trời.
Sở dĩ mẹo trên có hiệu quả là bởi hành động mở cửa xe rồi đóng lại tạo hiệu quả như một chiếc quạt thông gió. Luồng khí nóng trong xe sẽ bị đẩy ra khỏi xe và thay thế vào đó là không khí có nhiệt thấp hơn ở môi trường ngoài. Như vậy, khi ngồi vào ghế lái, người điều khiển xe sẽ không phải chịu đựng cảm giác bỏng rát do nhiệt độ cao. Ngoài ra, việc áp dụng cách thức trên cũng sẽ giúp lái xe có thể khởi động điều hòa sau khi động cơ đã chạy ổn định mà không phải chịu cảm giác oi bức quá lâu.
Giảm nhiệt cho xe bằng cách di chuyển
Nếu cần phải di chuyển gấp, chủ xe cũng có thể trực tiếp lên xe, mở hết các cửa sổ và chạy xe với quãng đường khoảng vài trăm mét. Như vậy, gió ở môi trường ngoài cũng sẽ giúp thổi bay hơi nóng có trong cabin và giúp cân bằng nhiệt. Sau khi đã cảm thấy nhiệt độ vừa phải, người điều khiển xe có thể đóng cửa kính và bắt đầu khởi động hệ thống điều hòa để tận hưởng cảm giác mát mẻ, thư thái. Tuy nhiên, yếu điểm của cách giải nhiệt này là người điều khiển xe ô tô sẽ phải chịu đựng cảm giác bỏng rát khó chịu trong thời gian tương đối lâu trước khi được bật máy lạnh.
Một số biện pháp chống nóng cho xe ô tô dễ áp dụng
Ngoài việc giảm nhiệt ngay lập tức cho xe mà không cần điều hòa, người lái cũng có thể dùng thêm các giải pháp chống nóng cho xe ngay từ đầu. Dưới đây là một vài cách thông dụng nhưng hiệu quả mà chủ ô tô có thể áp dụng.
Thêm các tấm chắn cho xe
Một cách phòng nắng nóng đơn giản thường được các chủ xe sử dụng là dán tấm phim cách nhiệt lên kính. Phim cách nhiệt mang đến hiệu quả chống nắng tương đối tốt. Mặt khác, sử dụng phim cách nhiệt cũng sẽ làm giảm áp lực làm mát của hệ thống điều hòa.
Nếu đậu xe ngắn hạn, chủ xe nên tìm nơi có bóng cây râm mát để đỗ xe. Trong trường hợp không có bóng mát, chủ xe nên trang bị thêm các tấm chắn để gắn vào toàn bộ các kính cửa sổ. Như vậy, cabin xe sẽ không phải hấp thụ quá nhiều nhiệt lượng từ nắng mặt trời.
Khi dừng xe lâu, chủ xe có thể phủ các tấm bạt lên toàn bộ chiếc xe. Hành động này không chỉ giúp làm giảm nhiệt độ trong cabin xe mà đồng thời còn giúp bảo vệ sơn xe khỏi sự tàn phá của nhiệt cao và nắng gắt. Nếu đậu xe trong bãi đỗ xe của nhà hoặc các khu gửi xe ngoài trời đủ an toàn, chủ xe có thể tiến hành mở toàn bộ các cánh cửa xe. Giải pháp này sẽ giúp cabin không bị hấp nhiệt.
Treo khăn ướt ở trong xe
Còn một cách đơn giản khác mà các chủ xe có thể áp dụng. Đó là treo một vài chiếc khăn ẩm ở trong xe. Biện pháp này cũng mang đến hiệu quả giảm nhiệt khá tốt khi phải đậu xe ngoài trời trong thời gian dài. Hơi nước có trong những chiếc khăn sẽ giúp cân bằng nhiệt độ trong cabin và nhiệt độ phía ngoài xe.
Bọc lại ghế ngồi bằng các chất liệu không hấp nhiệt
Ghế ngồi của xe ô tô thường sử dụng chất liệu da. Chất liệu này có mức hấp thụ nhiệt rất cao nên có thể sẽ mang đến cảm giác bỏng rát khi ngồi vào. Do vậy, nhiều người điều khiển xe đã sử dụng các chất liệu mát mẻ hơn như trúc, cói… để bọc lại ghế. Sử dụng chiếu trúc không chỉ giúp lái xe dễ chịu hơn khi ngồi mà còn giúp giảm đáng kể lượng nhiệt trong cabin xe.
Lên kế hoạch lịch trình hợp lý
“Phơi” xe trong nắng nóng sẽ khiến “tuổi thọ” của chiếc xe suy giảm nhanh chóng, đặc biệt là với hệ thống làm mát, lốp, động cơ và lớp sơn phủ. Do đó, người sử dụng xe nên tạo một lịch trình hợp lý để không phải dừng đỗ xe nhiều dưới trời nắng gắt.
Ngoài ra, chủ xe cũng nên thường xuyên kiểm tra lại hệ thống động cơ, đặc biệt các bình nước làm mát và lốp xe để kịp thời thay mới, sửa chữa nếu có hư hại. Điều này không chỉ giúp làm giảm áp lực lên các hệ thống khác của ô tô khi xe phải phơi nắng mà đồng thời còn giúp người dùng xe có một chuyến đi an toàn.
Nguồn: ST_Internet
Tham khảo:
8 chi tiết trên ô tô tự động bị hỏng nếu để xe lâu ngày không sử dụng.
Hyundai Kona hút khách nhờ các trang bị an toàn nổi bật
Phủ bóng pha lê Ceramic cho xe tô nên hay không?
Hyundai Bình Thuận: Lô 4/3 KCN Phan Thiết, Xã Phong Nẫm, TP.Phan Thiết, T.Bình Thuận.
Hotline: 0912 256 259