5 nguyên nhân chính khiến ô tô bị hụt ga và cách khắc phục

Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp nhất khiến xe ô tô không thể tăng tốc hoặc bị hụt ga khi di chuyển.

Việc chăm sóc bảo dưỡng xe thường xuyên chính là bí quyết để giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc cũng như tai nạn. Trên thực tế, hiện tượng ô tô không thể tăng tốc, tăng thiếu ga là hiện tượng thường gặp trên các dòng xe cũ, chia ra 3 nguyên nhân chính sau đây:
Các vấn đề về liên quan đến kỹ thuật: tắc thiết bị lọc nhiên liệu, lọc gió quá bẩn, ống xả tắc nghẽn, áp suất thấp…
Những hư hỏng liên quan đến các loại cảm biến của xe.
Các trục trặc về bộ truyền động: bộ phận đánh lửa hoạt động kém, ống dẫn nguyên liệu có vấn đề, kim phun xảy ra hỏng hóc.

I. Các nguyên nhân chính khiến ô tô bị hụt hơi

Bộ ly hợp gặp trục trặc

Đến 90% sự cố liên quan đến việc chiến xe không thể tăng tốc hoặc tăng tốc không hiệu quả có nguyên nhân từ chân ga. Khi chân ga không phối hợp chuẩn xác cùng với bộ truyền động sẽ làm cho xe gặp vấn đề về tăng tốc.
5 nguyên nhân chính khiến ô tô bị hụt ga và cách khắc phục
Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do bàn đạp ly hợp bị mòn hoặc ly hợp thiếu dầu. Cả khi dầu ly hợp thiếu hay thừa đều ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc của chân phanh. Nếu thấy chân phanh lỏng lẻo trong khi động cơ thay đổi tốc độ thì chắc chắn nguyên nhân từ bộ ly hợp.

Các vấn đề liên quan đến ECU

Lỗi ở bộ điều khiển điện tử (ECU) cũng có thể là nguyên nhân khiến xe của bạn không tăng tốc khi nhấn chân ga. Ví dụ, trong trường hợp cảm biến máy tính có quá nhiều bụi bẩn, điều này khiến máy tính nhầm tưởng rằng xe đang tạo ra nhiều khói quá mức. Phản ứng lại điều này, nó sẽ làm cho động cơ bị mất công suất từ từ, lâu dần gây nên hiện tượng khó tăng tốc. ECU có thể đọc lỗi không chính xác nếu một hoặc nhiều cảm biến không hoạt động bình thường.

Bộ lọc nhiên liệu bị tắc làm ô tô bị hụt ga

Khi di chuyển trên đường cao tốc, lái xe thường phải tăng tốc lên cao, lúc này động cơ cần một lượng nhiên liệu lớn. Nếu động cơ không tăng tốc nhanh được, nhiều khả năng do nhiên liệu cấp vào buồng đốt không đủ.
Nguyên nhân có thể là do bị tắc bầu lọc nhiên liệu hay lưới lọc nhiên liệu dưới bình xăng. Cách khắc phục lúc này là tài xế phải thay mới hoặc hút hết cặn trong bình xăng ra.
5 nguyên nhân chính khiến ô tô bị hụt ga và cách khắc phục
Ngoài ra còn có nguyên nhân bơm nhiên liệu bị yếu hay không đủ nhiên liệu vào chế hòa khí hoặc vòi phun khi động cơ tăng tốc. Lý do thường do bơm đã hỏng, không hoạt động. Xử lý vấn đề này bằng cách nối thiết bị này vào đường ống nhiên liệu. Sau đó, cho bơm hoạt động và kiểm tra áp suất hiển thị, nếu áp suất không đạt tiêu chuẩn của hãng nên thay bơm mới.
Tắc ống dẫn nhiên liệu cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng xe không tăng tốc. Cách khắc phục: Kiểm tra đường dẫn nhiên liệu từ bình xăng đến động cơ có bị rò rỉ không? Nếu không bị rò rỉ có thể bị tắc bên trong, nên tiến hành vệ sinh ống bằng máy nén khí để thổi sạch các chất bẩn những như cặn bám trên đường dẫn nhiên liệu.

Hỏng dây đai cam

 

5 nguyên nhân chính khiến ô tô bị hụt ga và cách khắc phục

Khi dây đai trục cam bị hỏng cũng làm xe tăng tốc kém. Khi một răng trên đai dây cam bị mất khiến cho xe bị hụt hơi hoặc trượt khi tăng tốc. Tuy nhiên, ngay cả khi thay mới dây nếu không lắp chính xác cũng khiến xe tăng tốc kém.

Các hư hỏng liên quan đến bộ phận cảm biến

– Trục trặc bộ cảm biến trục cam: Vai trò của bộ cảm biến trục cam là thu thập thông tin về tốc độ của trục cam để chuyển dữ liệu tới mô đun. Nhờ vậy, mô đun có sự điều chỉnh hoạt động phun, đốt nhiên liệu sao cho phù hợp. Khi bộ cảm biến trục cam có vấn đề, hoạt động phun, đốt nhiên liệu sẽ bị sai lệch gây ra tình trạng hụt ga.
– Lỗi cảm biến lưu lượng không khí (MAF Sensor Malfunction – động cơ đốt xăng): Cảm biến lưu lượng không khí sẽ đo lượng không khí được truyền vào động cơ rồi gửi dữ liệu này tới mô đun, mô đun sẽ dựa vào số liệu này để tính toán lượng tải mà động cơ đang chịu. Khi cảm biến này gặp trục trặc, động cơ sẽ bị hụt ga.
 Lỗi cảm biến Oxy-gen : Khi có trục trặc xảy ra với cảm biến oxy, động cơ sẽ khó khởi động, khởi động chậm. Lượng khí thải ra môi trường sẽ rất độc hại vì mô đun điện tử không kiểm soát được chính xác hoạt động điều tiết xả thải. Lý do là bởi cảm biến Oxygen có nhiệm vụ đo lượng khí gas thoát ra ngoài động cơ để cảm ứng điện tử kiểm soát việc xả thải và tính toán tỉ lệ hỗn hợp không khí – nhiên liệu.

Có thể bạn quan tâm :

II. Cách khắc phục

Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng ô tô, trong hầu hết các trường hợp chủ xe phải thay mới các bộ phận bị tắc hoặc bị hỏng. Khi gặp các vấn đề phức tạp, chủ xe nên mang xe đến garage chuyên nghiệp để khắc phục. Không nên để tình trạng này quá lâu, vì lâu dần các chi tiết trên xe dễ bị bào mòn và đặc biệt nguy hiểm khi xe không tăng tốc như ý hoặc thiếu sức mạnh khi lên/xuống dốc.
Contact Me on Zalo