Thay vì làm một đường thẳng tắp đi lên khu vực cao hơn, những cung đường này lại được làm theo hình uốn lượn và đôi khi có nhiều khu vực hạn chế tầm nhìn.
Hầu hết mọi người đều biết rằng đường thẳng nối hai điểm là đường ngắn nhất, tuy nhiên, thực tế thì các con đường lên núi, dốc cao hay thậm chí là đường cao tốc cũng không được xây dựng theo nguyên lý một đường thẳng này. Song nói đến nguyên nhân thì có lẽ không phải ai cũng hiểu rõ. Ngày xưa, khi muốn xây một con đường lên đỉnh núi hoặc lên một ngọn đồi, người ra sẽ dẫn một con la hay lừa đi lên sườn dốc nơi đó để thăm dò trước. Họ đã nhận ra rằng những con vật này không chọn đi lên đỉnh theo đường thẳng ngắn nhất. Thay vào đó, bằng bản năng, chúng sẽ chọn lối đi có độ dốc vừa phải hơn, gần với độ dốc tối đa mà chúng cảm thấy là an toàn (khoảng 8-10 độ).
Đội thăm dò sẽ dựa vào cung đường mà con vật đã đi qua, đánh dấu rồi tiến hành đo khoảng cách, vẽ lên bản đồ rồi mới phác họa ra con đường sau này sẽ phải xây như thế nào. Dựa trên nguyên lý mà các con vật đã sử dụng, người ta cũng nhận ra rằng việc xây cung đường ngoằn nghèo cũng sẽ thích hợp hơn cho việc di chuyển của các phương tiện. Theo tran Airtract, nếu xe chạy trên một đường thẳng với tốc độ lớn trong thời gian dài sẽ làm cho thị giác của người lái mệt mỏi, sức chú ý bị phân tán, thậm chí là gây buồn ngủ, không an toàn. Do đó, nếu chạy trên cung đường biến đổi từ thẳng đến cong sẽ kích thích được sự tập trung của chủ phương tiện hơn.
Chưa kể các nhà xây dựng cũng tính đến chuyện một chiếc xe với bộ máy khỏe có thể dễ dàng leo lên con đường rất dốc. Nhưng một chiếc xe tải chở nhiều hàng hay xe chở nhiều khách lại không thể làm được điều này.
Hơn nữa, con đường chỉ có một đường dốc thẳng đứng sẽ vô cùng nguy hiểm trong quá trình đi xuống, khó khống chế tốc độ. Độ dốc quá lớn còn có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái, không quan sát được phía trước.
Ngay cả khi thiết kế các góc cua, người xây dựng cũng cố gắng tăng bán kính cong, giảm lực ly tâm như vậy có thể khiến phương tiện chạy với tốc độ cao vẫn có thể bẻ cua dễ dàng.
Tóm lại, làm cung đường ngoằn nghèo dù có mất thời gian di chuyển hơn nhưng lại đảm bảo an toàn hơn. Đi trên con đường dốc đứng chẳng khác nào chơi trò chơi mạo hiểm mà phần lớn chẳng ai muốn thử cả.
Đến đây thì bạn đã được giải đáp thắc mắc rồi chứ? Hãy chia sẻ suy nghĩ với Hyundai Bình Thuận nhé!
Nguồn: hyundaibinhthuan.vn
Tham khảo thêm:
Phủ gầm là gì? Có nên phủ gầm cho xe ô tô của bạn không ?
Hyundai tiếp tục dẫn đầu thị trường ô tô Việt Nam, KIA vượt luôn Toyota