Lái xe dưới trời nắng gắt của mùa hè gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu nếu như không có điều hòa, điều hòa trong xe giúp chống nóng và mang lại cảm giác mát mẻ. Tuy nhiên, nếu không trang bị kiến thức về sử dụng điều hòa trên xe thì sẽ rất hại cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em.
Vậy, tại sao sử dụng điều hòa không đúng cách lại dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt cho lái xe và người ngồi trong xe? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Nhưng trước tiên, cùng điểm qua một số lợi ích của việc sử dụng điều hoà ôtô đúng cách tới sức khoẻ lái xe trong thời tiết nóng nực
Vào những khoảng thời gian giữa mùa hè như thế này, kể cả miền Bắc và Miền Nam đều phải hứng chịu cái nắng nóng cực kỳ gay gắt, nóng “như đổ lửa” với nhiệt độ có lúc đến ngưỡng hơn 40 độ. Và thời gian nắng nóng mùa hè kéo dài hơn trong ngày, từ sáng sớm đến tận tối vẫn còn cảm giác hầm hập.
Với những người sử dụng ôtô có điều hoà nhiệt độ, sự nóng nực có thể được giải quyết, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
Tránh sốc nhiệt khi dùng điều hoà ô tô
Theo các chuyên gia về sức khỏe thì hiện tượng sốc nhiệt là tình trạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp đúng cách nếu không có thể dẫn đến nguy cơ gây tử vong. Các dấu hiệu của sốc nhiệt gồm có thân nhiệt cao, không có mồ hôi, da nóng đỏ và khô, mạch nhanh, khó thở, hành vi kì lạ, ảo giác…
Theo các bác sĩ, thì nguy cơ sốc nhiệt tăng nếu như chúng ta hay thực hiện các hành động như: đang ở trong môi trường điều hòa mà bước ra ngoài trời rất nóng, hoặc từ ngoài trời nóng mà vào ngay phòng điều hòa hoặc điều hòa nhiệt độ quá thấp. Với thời tiết khoảng 39 độ C trở lên thì nguy cơ càng cao.
Chính vì vậy, để phòng tránh hiện tượng sốc nhiệt, người sử dụng ôtô cần lưu ý một số điều sau trước và trong khi chạy xe:
– Trước khi vào xe:
Khi xe đỗ ở ngoài trời nắng quá lâu việc đầu tiên cần làm trước khi lên xe là mở cửa sổ để giảm bớt không khí nóng trong xe. Nếu như người lên xe có mồ hôi nhễ nhại, cần lau khô người hoặc đời người ráo mồ hôi rồi mới bật điều hoà để tránh cảm lạnh. Không nên bật lạnh sâu và gió lớn ngay từ đầu mà cần giảm nhiệt từ từ để cơ thể thích nghi dần.
– Trước khi dừng xe:
Trước khi dừng hẳn xe vài phút nên tắt điều hoà và chỉ dùng quạt gió để giúp cơ thể dần làm quen với nhiệt độ bên ngoài, tránh sốc nhiệt. Hoặc có thể hạ kính xuống 1 chút để không khí trong ngoài có thể lưu thông. Bên cạnh đó, tắt điều hòa trước khi dừng để chạy bằng quạt sẽ giúp làm khô cửa gió, tránh lượng không khí ẩm tồn đọng khiến sinh ra nấm mốc, một nguyên nhân dẫn đến mùi khó chịu mỗi khi bước vào xe.
– Tránh hít phải khí độc sản sinh bên trong xe
Trong các cuốn hướng dẫn sử dụng ô tô của đa số các hãng xe thường có ghi chú: ‘Lưu ý trước khi bật máy lạnh cần mở tất cả cửa xe‘, điều này có lí do của nó.
Trên bề mặt nhựa của bảng điều khiển, ghế, ống dẫn khí, nội thất ôtô có chất benzen có thể ảnh hưởng đến thận, gan, gây bệnh bạch cầu, ung thư. Độ benzen cho phép con người tiếp xúc là 1/10 m2 (50mg mỗi sq.ft), trong khi đó một chiếc xe đậu trong bóng râm, đóng hết cửa chứa 400-800 mg benzen, cao gấp 8 lần.
Thậm chí, một chiếc xe đậu dưới ánh nắng mặt trời (khoảng 40 độ C) có lượng khí benzen lên đến 2.000 – 4.000 mg. Người thường xuyên ở trong ô tô kín sẽ hít phải chất độc này và mắc bệnh. Mức benzen sẽ giảm xuống nếu xe có chất lượng tốt, bảo dưỡng thường xuyên. Vì vậy, bạn nên mở hết cửa trước khi bật điều hoà để trao đổi không khí trong và ngoài xe, tuyệt đối không hút thuốc trong xe.